Đã thêm vào giỏ hàng
Sức sáng tạo của người Việt đúc lại trong miếng chả lụa truyền thống khiến không ít người nước ngoài kinh ngạc. Không cầu kỳ, không quý hiếm, cắt khoanh chả lụa chấm với nước mắm sánh ngon thêm vài lát ớt, sẵn chén cơm nóng khói vờn quanh mâm còn thơm mùi lúa mới, mộc mạc nhưng đỉnh cao.
Chả lụa truyền thống Bapi sử dụng nguyên liệu thịt heo ăn chuối sạch của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai từ những phần thịt nóng hổi ngay khi mổ heo tại nhà máy. Các phần thịt nạc ngon được tách riêng, ngay lập tức được xử lý sạch và đưa vào cối xay mịn, giã nhuyễn. Phần mỡ được thêm vào để tạo độ béo mượt cũng phải là phần mỡ ngon. Từ kinh nghiệm truyền thống và công thức độc đáo của những người thợ giò chả Bapi, các gia vị tự nhiên như mắm chắt, tiêu xay…được thêm vào để tạo nên một hương vị hấp dẫn nhưng không lấn át vị thơm ngọt vốn có của thịt heo Bapi.
Một số sản phẩm chả lụa, giò lụa Việt Nam nhưng thấy rõ tính công nghiệp hóa quá mức khi lột bỏ vẻ đẹp bên ngoài của khúc giò và thay cho nó những lớp giấy bạc, nilon thô cứng. Tại Bapi, chúng tôi mong muốn giữ nguyên hồn cốt của món chả lụa truyền thống không chỉ trong công thức gia vị, tinh túy từ thịt nhất thiết phải được bao bọc bởi lá chuối tây tươi và lạt tre dai dẻo mới thể hiện hết giá trị của chả lụa Việt Nam đậm đà phong vị truyền thống. Việc sử dụng bao bì nilon ở lớp ngoài cùng chỉ có tác dụng giúp bảo quản tránh khỏi vi khuẩn và các tác nhân xấu của môi trường có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng phần thịt.
Chả lụa truyền thống Bapi được gói trong lá chuối tươi
- Thành phần: Thịt heo (80%), mỡ heo (15%), nước, muối i-ốt, tiêu, đường, hành, tỏi, nước mắm, chất điều vị (E621), đạm đậu nành, chất nhũ hóa (E450iii, E451i, E452i), chất điều chỉnh độ acid (E325), chất chống oxi hoá (E316)
- Thông tin cảnh báo: không sử dụng sản phẩm hết hạn, hư hỏng hoặc dị ứng với các thành phần của sản phẩm.
Cách thưởng thức đơn giản nhất để cảm nhận được hương vị nguyên bản chính là hấp sơ rồi cắt miếng ăn liền. Với cách thưởng thức này bạn có thể ăn kèm với những món cũng rất Việt Nam như các loại xôi và làm nhân bánh mỳ.
Mỗi vùng miền sẽ có những cách kết hợp hết sức sáng tạo và mang đậm chất văn hóa địa phương. Như ở miền Bắc thường có món bánh đúc canh xương với vài ba miếng giò chan canh nóng hổi, một số nơi thái giò dạng con chì để trộn nộm chua hoa chuối, nộm đu đủ… Miền Trung thường gọi giò lụa là chả lụa kết hợp trong các tô bún bò Huế, bún mắm hay bánh canh rất đa dạng.
Bảo quản chả lụa truyền thống ở điều kiện nhiệt độ 0-4oC trong bao hút chân không, hạn sử dụng là 45 ngày kể từ ngày sản xuất. Nếu bảo quản ở điều kiện nhiệt độ -18oC trong bao hút chân không, hạn sử dụng tới 6 tháng kể từ ngày sản xuất.
Sau khi cắt bao bì, phần còn lại nên được bảo quản trong ngăn đông và sử dụng hết trong 2 ngày để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe.
Giò lụa tươi là món ăn truyền thống ở miền Bắc Việt Nam từ rất lâu đời, đã có trong cuốn sách Thực vật tất khảo tường ký lục mà theo Hoàng Xuân Hãn là của một quan thái giám thời Lê Trung Hưng, giữa thế kỷ 18 (1744-1745).
Làng Ước Lễ là làng nổi tiếng nhất về làm giò chả, đã tạo nên một thương hiệu nổi tiếng đó là giò chả Ước Lễ. Theo truyền miệng, thời nhà Mạc (1527-1592) có một cung tần trong triều đình vốn là người làng Ước Lễ về xây cổng làng và dạy cho dân làng nghề giò chả. Từ đó cha truyền con nối, nghề giò chả trở thành nghề truyền thống của làng Ước Lễ.
Giò chả Ước Lễ là một làng nghề truyền thống lâu đời
Trước đây giò chả Ước Lễ làm bằng tay, người làng lưu giữ những bí quyết giã thịt sao cho thật dẻo quánh đến mức không dính chày mới đạt. Đến những năm 1990, người dân chuyển sang làm bằng máy. Sức lao động được giải phóng, nhưng dân làng vẫn giữ truyền thống của cha ông, đó là gói giò nhất thiết phải bằng lá chuối tây, gói khổ to, không như cách làm giò công nghiệp gói bằng ống nhôm. "Ngày xưa không có mì chính, các cụ cho mật mía vào giò mà nó vẫn dai, giòn, bền lâu. Hóa ra trong mật mía ông cha lại cho vào một ít vôi ăn trầu. Nắm bắt được những bí quyết làm nghề của các cụ, chúng tôi chỉ dùng phụ gia dân gian hoặc những phụ gia được Bộ Y tế cho phép" – một nghệ nhân làng giò chả Ước Lễ chia sẻ.
Nguyễn Tuân trong thiên tùy bút Giò lụa viết tặng nhà văn Thạch Lam vào dịp hè năm 1973, đánh giá: Không sợ là huênh hoang thiếu khiêm tốn, ta có thể nói rằng biết chế lợn ra thành cân giò lụa, đó là đỉnh cao của một dạng văn hóa dân tộc toàn cầu ăn thịt lợn và chế biến món ăn từ hiếu lợn, hình như giò lụa là một tiết mục độc đáo chỉ ta mới có, chỉ người Việt Nam ta mới nghĩ ra và làm ra thôi (tôi thành thật rất mong một bạn bác học nào dẫn chứng và chỉ cho tôi thấy thêm là ngoài cõi Việt Nam, giò còn thấy ở vùng nào xứ nào nữa kia). Tại sao lại chỉ có cái anh Việt Nam nghĩ ra món giò. Ta có dịp chiêu đãi bạn bè họ nội ngoại quốc tế ai cũng thấy là có mê cái món giò lụa Việt Nam tinh tế nhường ấy thì cũng không có gì là lạ.
Giò hơi nhiều tiêu, Bapi nên làm giò ko có tiêu sẽ phù hợp với khẩu vị đa số hơn nhé
Cay
Chả lụa mình mua ngày 29 tết, để trong ngăn mát tủ lạnh đến ngày mồng 2 tết là bị hư không ăn được
Giò hơi nhiều tiêu, Bapi nên làm giò ko có tiêu sẽ phù hợp với khẩu vị đa số hơn nhé
Cay
Ăn ngon, thật thịt nhưng cảm giác hơi khô so với chả lụa khác. Có thể là do thành phần nhiều nạc quá
ok
Chả lụa ăn ngon tuy nhiên cho nhiều hạt tiêu nguyên hạt trẻ em nhà mình ko ăn được.
Cũng tạm được
Chả lụa mình mua ngày 29 tết, để trong ngăn mát tủ lạnh đến ngày mồng 2 tết là bị hư không ăn được
Dịch vụ giao hàng xin thêm tiền 30k, giao hàng không chuyên nghiệp
Đã thêm vào giỏ hàng
Không thêm được vào giỏ hàng
Đã thêm vào yêu thích
Đã xóa khỏi yêu thích
Thêm vào yêu thích thất bại
Bạn phải đăng nhập để sử dụng chức năng này